Dù bạn là ai, nhà thiết kế hay chủ đầu tư của một công trình nội thất. Hiểu rõ bản chất của thiết kế nội thất là một việc rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn đầu tư, làm việc một cách hiệu quả. Không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Mà quan trọng hơn hết, bạn có được một sản phẩm nội thất mà bạn có thể tự hào. Cùng tìm hiểu một số loại hình trong thiết kế nội thất tại bài viết dưới đây nhé!
Một số loại hình của thiết kế nội thất mà bạn nên biết
Dưới đây là một số loại hình thiết kế nội thất tiêu biểu. Bạn có thể tham khảo nhé!
Thiết kế nhà ở
Đây là loại hình góp phần mang đến một không gian sống đẹp, tiện nghi và thoải mái. Tùy thuộc vào nhu cầu gia chủ về mục đính sử dụng, sở thích riêng, kết cấu, mà kiến trúc sư tư vấn phong cách phù hợp nhất. Các loại hình bố trí nội thất nhà ở bao gồm:
-
Nội thất chung cư: Gồm 2 loại hình theo diện tích và số phòng ngủ. Theo diện tích, thiết kế chung cư dao động từ 25m2 – 100m2, còn theo số phòng ngủ thì từ 1- 4 phòng ngủ.
-
Nội thất biệt thự: Gồm thiết kế biệt thự nhà phố, liền kề, song lập, đơn lập, biệt thự nghỉ dưỡng,…
-
Nội thất nhà phố, nhà ống, nhà liền kề: Những kiểu nhà này sở hữu chiều ngang hẹp nhưng lại có chiều sâu lớn. Đây là những kiểu nhà thông dụng tại Việt Nam hiện nay.
Bố trí các không gian riêng lẻ
Loại hình thiết kế này được áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu cải tạo hoặc thiết kế cho một số không gian nhất định. Cụ thể:
-
Thiết kế phòng khách: Phòng khách không đơn thuần là nơi tiếp khách mà còn là không gian sinh hoạt chung, thể hiện cá tính riêng của gia chủ. Do đó khi thiết kế nội thất phòng khách, phải đáp ứng được yêu cầu về tính hiện đại, sang trọng và tiện nghi.
-
Thiết kế phòng bếp: Phòng bếp được thiết kế tùy thuộc vào diện tích và loại hình nhà ở. Nguyên lý thiết kế nội thất cho những căn phố lớn hay căn biệt thự, thì phòng bếp được bố trí độc lập. Với những căn hộ nhỏ hẹp thì phòng bếp liền kề với phòng khách là phương án tối ưu nhất.
-
Thiết kế phòng ngủ: Thiết kế phòng ngủ cần mang đến sự thoải mái và thư giãn cho người sử dụng. Ngoài ra, nên lưu ý kết hợp hài hòa giữa các yếu tố như màu sắc, đồ nội thất, ánh sáng và phong thủy.
-
Thiết kế phòng sinh hoạt chung: Với những ngôi nhà có diện tích rộng rãi thì có thể bố trí một phòng sinh hoạt chung tách rời hẳn với không gian phòng khách.
-
Thiết kế phòng thờ: Với nhà phố hay biệt thự, phòng thờ thường sẽ được bố trí riêng. Tuy nhiên, với căn hộ chung cư thì phòng thờ được đặt trong phòng khách, hoặc sử dụng bàn thờ với thiết kế treo tường.
-
Thiết kế phòng ban công, lô gia: Nhà phố hay biệt thự thường có thiết kế ban công. Còn lô gia thường thấy ở những căn hộ chung cư, nhà phố hoặc biệt thự tùy theo yêu cầu của gia chủ.
-
Thiết kế nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh thường được bố trí nằm bên trong nhà tắm. Các chất liệu được sử dụng phổ biến bao gồm: gỗ, đá, kính…
Không gian nội thất kinh doanh
Trong kinh doanh thiết kế nội thất là gì? Bật mí các hoạt động sau:
-
Nội thất cho cửa hàng, quán ăn, quán cafe: Dựa vào từng không gian cụ thể để lên ý tưởng, lựa chọn phong cách, bố trí ánh sáng, màu sắc sao cho phù hợp. Giúp khách hàng có được những trải nghiệm tốt nhất.
-
Nội thất văn phòng làm việc: Mục đích giúp tăng sự hứng thú của nhân viên, nâng cao hiệu suất. Ngoài ra, một văn phòng làm việc đẹp còn là cách tạo ấn tượng với khách hàng và đối tác.
-
Nội thất cho khách sạn: Cần đảm bảo được sự thoải mái và tính tiện nghi trong không gian. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có trở lại khách sạn để nghỉ ngơi nữa hay không.
-
Thiết kế nội thất cho cửa hàng kinh doanh bán lẻ: Một cửa hàng có nội thất đẹp sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Do đó, cần phải lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng hướng