Thiết kế phòng thờ đẹp, đúng nguyên tắc và tôn nghiêm
Phần lớn các gia đình Việt Nam đều có bàn thờ gia tiên trong nhà. Đây là truyền thống tốt đẹp được duy trì qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Tùy theo diện tích cũng như thực trạng ngôi nhà mà phòng thờ được xây dựng tại những vị trí khác nhau.
1. Thiết kế phòng thờ hợp phong thủy
– Hướng đặt bàn thờ
Trong phong thủy, bàn thờ thuộc hành âm nên cần đặt hướng dương để có thể cân bằng âm dương. Không nên để bàn thờ hướng vào nơi tối tăm, chật hẹp. Hãy đặt bàn thờ hướng tới nơi thông thoáng, rộng rãi để vượng khí có thể dễ dàng lưu chuyển. Lưu ý, không để bàn thờ hướng thẳng ra cửa chính bởi luồng khí lưu thông trong nhà sẽ gây ảnh hưởng đến gian thờ.
– Ánh sáng dùng cho phòng thờ
Phòng thờ là nơi linh thiêng, bạn không nên để tình trạng thiếu sáng, âm u xảy ra. Hãy đảm bảo xây dựng được một không gian ấm cúng, gần gũi và nghiêm trang. Phòng thờ tối kị sự lạnh lẽo, tối tăm.
Ngoài đèn thờ, bạn nên bố trí thêm đèn âm trần, đèn hắt sáng âm tường với cường độ ánh sáng vừa để bổ sung thêm ánh sáng mỗi khi đêm về. Tránh dùng đèn với cường độ ánh sáng quá mạnh gây ảnh hưởng không tốt đến thị giác.
Bạn có thể treo thêm tranh trang trí trong phòng thờ, lưu ý treo đều 2 bên để tạo nên sự cân xứng không gian.
Đây là nơi trang nghiêm, do đó hay dùng những màu sơn có thể tạo được không khí trang trọng ấy. 3 màu xám, vàng nhạt, trắng ngà là những màu được khuyên dùng. Chúng vừa tạo được sự ấm cúng, dịu nhẹ mà vẫn đảm bảo sự tôn nghiêm cần có của phòng thờ. Bên cạnh đó, bàn thờ bạn nên dùng chất liệu gỗ thịt. Gỗ sau khi chạm trổ công phu và gia công tỉ mỉ sẽ mang một vẻ đẹp trang trọng, rất thích hợp dùng cho phòng thờ. Đẹp nhất là dùng gỗ cẩn xà cừ óng ánh.
Đồng thời, để phòng thờ thêm đẹp mắt, bạn có thể dùng đến các đồ vật bằng gốm sứ, bằng đồng thau để trang trí. Những lọ hoa gốm, lộc bình gỗ hay tượng đồng được nhiều người chuộng dùng. Các bức hoành phi, câu đối cũng thường xuyên xuất hiện tại các phòng thờ, đó đại diện cho lời răn dạy con cháu của tổ tiên để lại.
2. Vị trí đặt phòng thờ tiêu chuẩn
Bàn thờ cần được đặt ở vị trí cao nhất trong nhà. Tùy theo kết cấu mà bạn có thể thiết kế đặt phòng thờ ở sân thượng, tầng áp mái, tầng lửng…
– Thiết kế phòng thờ trên sân thượng
Nếu bạn là người thờ đức mẹ quan âm, bạn hoàn toàn có thể đặt tượng quan âm ngoài sân thượng để thờ cúng. Cần đảm bảo khoảng không gian phía trước bàn thờ rộng rãi, thoáng đãng. Không để cây cối, vật dụng che chắn.
Đối với bàn thờ gia tiên, cần đặt trong nhà để tránh mưa nắng gây hỏng hóc tủ thờ cũng như lư hương… Tránh đặt bàn thờ nằm trên bếp, nhà vệ sinh hay giường ngủ. Những vị trí ấy mang lại ảnh hưởng không tốt đến vận khí cho gia chủ. Nếu như phòng thờ nằm trên phòng ngủ, hãy sắp xếp sao cho giường ngủ chéo với tủ thờ. Làm tương tự với bếp hay nhà vệ sinh.
– Thiết kế phòng thờ nhà ống
Nhà ống có diện tích hẹp ngang. Tùy theo quy định xây dựng cùng với kinh phí mà bạn xây nhà có gác lửng, nhà 2 tầng, 3 tâng hay nhà chỉ có 1 tầng duy nhất. Từng trường hợp khác nhau, bạn linh hoạt bố trí phòng thờ cho phù hợp nhất.
+ Đặt phòng thờ tại tầng lửng
Khi căn nhà ống của bạn chỉ có một trệt và một tầng lửng, hãy sắp xếp bàn thờ trên tầng lửng. Bạn có thể xây thành một không gian nhỏ tách biệt để có được sự kín đáo. Hoặc bạn cũng có thể dùng bình phong, vách ngăn để che chắn một phần cho bàn thờ. Phân tách không gian đủ để phòng thờ không quá trống trải
+ Đặt phòng thờ chung với phòng khách
Không ít nhà đặt phòng thờ ngay trong phòng khách. Việc này giúp tiết kiệm diện tích nhà, dễ dàng thờ cúng, lau dọn. Chỉ có điều không tạo được không khí trang nghiêm cho không gian thờ phụng.
Trường hợp phòng thờ đặt chung với phòng khách, bạn nên bố trí sao cho bàn thờ cao nhất trong phòng.
3. Những lưu ý cần biết khi thiết kế phòng thờ
– Thời điểm lập phòng thờ
Phòng thờ là yếu tố tâm linh linh thiêng, do đó không thể tùy tiện lập phòng thờ. Thông thường, phòng thờ sẽ được lập và đưa vào sử dụng đồng thời với ngôi nhà. Xem giờ lành tháng tốt để tân gia cũng như dời bàn thờ, lư hương cũ sang bàn thờ mới. Việc này theo dân dan gọi là mời ông bà tổ tiên về nhà mới cư ngụ cùng con cháu.
Khi di dời, bạn cần chú ý không vứt bỏ toàn bộ chân nhang cũ, giữ lại 3 chân nhang cho lư hương. Đối với các nhân nhang còn lại, hãy đốt khi hóa vàng. Tránh vứt lung tung hay vứt vào bài rác, nơi ô uế.
– Bố trí bàn thờ như thế nào?
Một số gia đình có thói quen bày biện đồ dùng lên bàn thờ. Có khi sử dụng bàn thờ như một nơi chứa đồ vì “tiện tay”. Tuy nhiên, đây là một hành động không tốt, bạn cần tránh phạm phải. Những thứ không dùng để cúng bái tốt nhất không đặt trên bàn thờ.
Ngoài ra, nếu gia đình bạn vừa thờ phật, vừa thờ ông bà tổ tiên thì nên tách riêng để thờ phụng. Phật sẽ đặt ở vị trí cao hơn, thấp hơn là phần thờ tổ tiên. Đối với thứ tự sắp xếp, thông thường xếp theo nguyên tắc nam tả nữ hữu. Lư hương cần để cố định, tránh di chuyển quá nhiều không tốt.
– Giữ vệ sinh phòng thờ sạch sẽ
Phòng thờ cần thường xuyên lau dọn, giữ gìn sạch sẽ. Đồng thời thường xuyên thắp nhang cúng bái nhằm tránh để bàn thờ lạnh lẽo. Một số gia đình có thói quen chỉ dọn dẹp bàn thờ mỗi khi có dịp giỗ chạp hoặc tết đến. Tuy nhiên đây không phải là một thói quen đúng. Bạn nên dọn dẹp bàn thờ định kỳ để luôn luôn sạch sẽ.
Khi lau dọn, bạn nên dọn từ trên xuống dưới, dùng vải mềm lau dọn để tránh làm xây xước vật dụng. Điều quan trọng là cố gắng hạn chế việc di chuyển lư hương. Bên cạnh việc dọn dẹp các vật dụng thừa thãi, bạn cũng nên tỉa bớt chân nhang cũ. Lưu ý khi tỉa chân nhang bạn phải để lại số lượng chân nhang lẻ (3, 5, 7, 9…)